Sinh trắc vân tay có đáng tin không?

Sinh trắc vân tay có đáng tin không?

Trong vòng 5 năm trở lại đây, dịch vụ làm sinh trắc vân tay, tức là phân tích những đường vân tay để biết điểm mạnh, điểm yếu, cũng như tính cách của trẻ đang được rất nhiều phụ huynh ưa chuộng. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít hoài nghi cho rằng sinh trắc vân tay là “bói toán” vớ vẩn. Liệu những điều này có hoàn toàn đúng? Đâu là sự thật cho phụ huynh tin tưởng? Mời cha mẹ đọc bài viết dưới đây của iLiving nhé.

1. Sinh trắc vân tay là gì?

Nghiên cứu sinh trắc vân tay (tên khoa học là Dermatoglyphics) là phương pháp để phân tích mật độ dày đặc, độ dài – ngắn, các khúc quanh, hình dạng, chủng vân tay, từ đó đưa ra chỉ số TFRC và các chức năng trên từng thùy não. Cha mẹ có thể hiểu đơn giản là Sinh trắc vân tay là sự ứng dụng của công nghệ trong mối liên hệ giữa hình dạng dấu vân tay với những đặc điểm trong cấu trúc não bộ của mỗi người để đưa ra những kết luận chính xác về đặc điểm, tính cách, tố chất, đặc điểm bẩm sinh của họ.

2. Cơ sở khoa học khẳng định sinh trắc vân tay có đúng không?

Ngành công nghệ sinh trắc vân tay với hơn 200 năm phát triển và nghiên cứu các nhà khoa học, chuyên gia với rất nhiều tài liệu từ ghi chép, con số thống kê, phân tích, thử nghiệm. iLiving có thể liệt kê một số điểm chính trong lịch sử của ngành khoa học sinh trắc vân tay ra đời: Năm 1926, nhà khoa học Harold Cummins đã nghiên cứu và khai sinh ra ngành vân tay học. Ông là một tiến sĩ nổi tiếng, chuyên gia giải phẫu và chuyên khoa da liễu và ông được xem là cha đẻ của nền tảng khoa học này. Trong đó ông đã đề cập rằng “sinh trắc dấu vân tay của con người được hình thành song song với cấu trúc của bộ não con người”. Harold Cummins khẳng định rằng: tiềm năng, trí thông minh bẩm sinh của con người có liên quan mật thiết với hình dạng, vị trí đường nét, các chủng và số đường trên vân tay. Sau quá trình nghiên cứu, ông đã chứng minh và rút ra kết luận: Bộ não của con người được bắt đầu phát triển đồng thời cùng với sự hình thành vân tay của thai nhi trong khoảng thời gian từ 13 tuần tuổi cho đến 19 tuần tuổi. Nói cách khác, nếu chưa có sự xuất hiện các dấu vân tay thì não bộ mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Sang tuần thai nhi thứ 19 thì các cơ quan chính của não bộ mới được hình thành. Năm 1957, tiến sĩ Walker đã chẩn đoán về hội chứng Down với kết quả gần như là 99% bằng công nghệ sinh trắc dấu vân tay. Năm 1958, Noel Jacquin phát hiện ra mối liên hệ giữa tính cách của con người và các loại vân tay. Năm 1967, Beryl B.Hutchinson phát hiện ra vân tay có thể chứng minh những đặc trưng, tính cách bẩm sinh của mỗi người. Năm 1968, Sarah Holt tập trung nghiên cứu về các đặc điểm dấu vân tay con người. Ông khảo sát và mở rộng nghiên cứu đặc điểm dấu vân tay của người trên nhiều quốc gia khác nhau, các yếu tố để nghiên cứu cũng được đa dạng hơn như di truyền, đặc điểm về môi trường sống, đặc điểm tự nhiên từng vùng miền. Kết quả ông đã thành công khi có thể phân biệt được những chủng vân tay cơ bản mà con người sở hữu. Năm 1985, tiến sĩ nổi tiếng Chen Yi Mou của trường đại học Harvard, đã dựa vào thuyết thông minh của Tiến sĩ Howard Gardner để nghiên cứu sinh trắc học vân tay. Đây là lần đầu tiên sinh trắc vân tay được ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục như một môn học.

Hiện nay, ngành khoa học này chưa hề dừng lại mà nó vẫn tiếp tục được phát triển nâng cao hơn trong nhiều lĩnh vực bao gồm giáo dục, y học, thể dục thể thao, quản lý,… Ở các nước phát triển cực mạnh mẽ như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Singapore,… áp dụng công nghệ sinh trắc vân tay trên lĩnh vực giáo dục nhằm tìm ra các hình thức giảng dạy phù hợp, hiệu quả với tâm lý, khả năng,… với từng đối tượng học sinh, sinh viên khác nhau.

3. Tác dụng của sinh trắc vân tay

Khi có được kết quả sinh trắc vân tay, cha mẹ có thể phát hiện được những tố chất, tài năng tiềm ẩn bên trong và hiểu được tính cách mỗi đứa trẻ thông qua bản báo cáo được phân tích các chỉ số như sau: Phân tích đặc trưng, tính cách bẩm sinh của từng người dựa trên các chủng vân tay, Phân tích 4 chỉ số IQ, EQ, AQ, CQ, Phân tích 8 loại hình thông minh bẩm sinh của trẻ Phân tích tổng số đường vân TFRC (Giá trị tiềm năng bộ não) Phân tích và thống kê biểu đồ năng khiếu bẩm sinh của trẻ Phân tích và đưa ra phương pháp tiếp nhận thông tin hiệu quả VAK (Quan sát, nghe, vận động) cho từng người Biểu đồ cấu trúc, chức năng của thùy não (Thùy trước trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy trán, thùy thái dương) Phân tích chỉ số ATD – (độ nhạy bén trong học tập của trẻ) Các phương thức phát triển các chức năng não bộ Chỉ ra phương pháp học tập và rèn luyện phù hợp dựa vào kết quả VAK Thiên hướng nghề nghiệp phù hợp

4. Sinh trắc vân tay có cần làm lại nhiều lần không? Kết quả có giống với người khác không?

4.1 Sinh trắc vân tay không thay đổi

Cha mẹ hãy hiểu rằng kết quả của sinh trắc vân tay dựa trên các đường vân tay của trẻ. Theo những nhà nghiên cứu thì dấu vân tay được hình thành và phát triển đồng thời cùng với các cấu trúc của não bộ ở thai nhi vào giai đoạn từ tuần 13 đến tuần 19, hoàn thành ở tuần 21. Dấu vân tay của con người không hề thay đổi theo thời gian nên kết quả sinh trắc vân tay cũng vậy. Cha mẹ đã từng làm cho con một lần thì không cần phải làm thêm lần nữa khi con trưởng thành.

4.2 Kết quả sinh trắc mỗi người là khác nhau

Dấu vân tay chính là dấu ấn riêng, nói ngắn gọn là đặc điểm nhận dạng và phân biệt của mỗi người. Sẽ không có hai dấu vân tay trùng nhau. Trên thế giới này rất khó có thể tìm ra một người nào đó có trùng vân tay với con của bạn. Ngay cả các cặp sinh đôi khác trứng hay cùng trứng đều có những đường vân tay hoàn toàn khác nhau. Kể cả khi bị mất vân tay vì một lý do nào đó thì vân tay trở lại vẫn là những đường vân ấy. Nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng kết quả sinh trắc vân tay của con là tuyệt đối khác nhau giữa các đứa trẻ với nhau.

5. Mức chi phí và quy trình làm sinh trắc vân tay

5.1 Chi phí làm sinh trắc vân tay

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có đa dạng các mức giá sinh trắc vân tay từ các đơn vị sinh trắc khác nhau. Trung bình chi phí sẽ dao động từ 2 triệu đến 4 triệu. Đây là mức giá để cha mẹ được lấy mẫu vân tay và đưa vào phần mềm phân tích để nhận kết quả. Tuy vậy, hiện nay cũng có không ít trung tâm lợi dụng lòng tin của khách hàng để trục lợi. Nên nếu quyết định làm sinh trắc cho con ở các trung tâm ấy thì các cha mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh “tiền mất tật mang”. Ngoài ra, nếu cha mẹ muốn được hiểu rõ con mình, được tư vấn giải pháp phù hợp và có chuyên gia đồng hành, có người theo sát, rèn luyện để hỗ trợ con đúng tiềm năng thì có thể liên hệ với các tư vấn sinh trắc tại iLiving.

5.2 Quy trình làm sinh trắc vân tay

Thông thường, các bước làm sinh trắc vân tay sẽ khá đơn giản, chỉ mất vài phút để thực hiện. c

Bước 1: Nhân viên sẽ ghi lại các thông tin và lấy hình ảnh dấu vân tay trên 10 đầu ngón tay của khách hàng bằng một máy scan vân tay chuyên dụng. Sau đó lưu hình ảnh vân tay trên máy tính dưới dạng hình ảnh đen trắng.

Bước 2: Toàn bộ dữ liệu và hình ảnh vân tay, hình ảnh ATD trên lòng bàn tay sẽ được gửi về chuyên gia, trung tâm nghiên cứu và phân tích. Các chuyên gia phân tích sử dụng ma trận các thuật toán để tính toán, phân tích các chỉ tiêu; lập thành bản báo cáo phân tích với nội dung được diễn giải chi tiết. Sau đó toàn bộ thông tin được trình bày trong bản báo cáo ghi lại những khả năng hoạt động não bộ của mỗi người trong khoảng từ 25 đến 40 trang.

Bước 3: Tư vấn viên sẽ đọc báo cáo phân tích, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến báo cáo phân tích Sinh trắc vân tay. Các trung tâm thường sẽ bảo hành kết quả mãi mãi nên phụ huynh nếu có bất kì thắc mắc gì thì có thể liên lạc để nhận được hỗ trợ luôn.

Trên đây là những thông tin về sinh trắc vân tay mà iLiving gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu và có sự tin tưởng vào ngành khoa học này. Nếu muốn tìm hiểu và làm sinh trắc vân tay thì hãy đến với iLiving để được nhận kết quả sinh trắc vân tay chuẩn xác nhất nhé.

My title